Your cart is currently empty!
Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ em. Mặc dù không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng rối loạn tiêu hóa mang lại những cảm giác khó chịu như đau bụng, sốt, chán ăn và đầy hơi. Do đó, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và hình thành của bệnh. Ba mẹ cùng AVC Pharmacy tìm hiểu xem nên sắp xếp chế độ ăn uống cho bé như thế nào cho hợp lý nhé.
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng bất thường liên quan đến cấu trúc hoặc hoạt động của đường tiêu hóa. Thông thường, tình trạng này xuất phát từ thói quen ăn uống không lành mạnh. Hoặc một số trường hợp là do lạm dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, rối loạn tiêu hóa cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến dạ dày và đại tràng.
Có rất nhiều triệu chứng điển hình cho chứng rối loạn tiêu hóa. Gồm có: chán ăn, chướng bụng, đau bụng, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của trẻ. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà các bậc phụ huynh nên xem xét đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ:
Chuối – Cung cấp chất điện giải
Chuối là một trong những thực phẩm hàng đầu cho hệ tiêu hóa. Chứa nhiều kali, chuối giúp cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Đặc biệt loại quả này rất hữu ích khi trẻ bị tiêu chảy và mất nước. Hơn nữa, chất xơ trong chuối có tác dụng hấp thụ lượng dịch thừa trong dạ dày khi tiêu chảy. Đồng thời nó sẽ khôi phục một số vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Thực phẩm tự nhiên hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Dứa – Giảm cảm giác chướng bụng
Dứa chứa nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ protein trong cơ thể, từ đó giảm triệu chứng chướng bụng và đầy hơi. Bạn có thể ăn dứa tươi hoặc uống nước ép dứa để tận dụng lợi ích này.
Những loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn để cải thiện tiêu hóa
Gừng – Hỗ trợ tiêu hóa
Gừng nổi tiếng với tính chất kháng viêm và kháng khuẩn, hỗ trợ hiệu quả cho hệ tiêu hóa. Gừng không chỉ giúp giảm đầy bụng và khó tiêu mà còn rất tốt cho việc điều trị buồn nôn, co thắt dạ dày, và thậm chí là tình trạng ốm nghén.
Sữa chua – Điều trị tiêu chảy và táo bón
Sữa chua là thực phẩm lý tưởng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Với hàm lượng probiotic cao và lợi khuẩn phong phú, sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị táo bón và giảm nguy cơ tiêu chảy.
Khoai lang – Ngăn ngừa viêm loét dạ dày
Khoai lang là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó nổi tiếng với khả năng chữa viêm loét dạ dày và tá tràng, đồng thời ngăn ngừa các gốc tự do gây hại.
Thực phẩm dinh dưỡng giúp bảo vệ đường tiêu hóa
Quả bơ – Duy trì chức năng tiêu hóa
Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn. Nó sẽ giúp duy trì chức năng tối ưu của hệ tiêu hóa, túi mật, tuyến tụy và gan. Bơ còn hỗ trợ chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A, rất cần thiết cho niêm mạc đường tiêu hóa.
Yến mạch – Cải thiện sức khỏe tiêu hóa:
Yến mạch là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên dồi dào. Công dung của yến mạch là giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, yến mạch còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Táo – Giảm nguy cơ táo bón
Táo chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp giảm nguy cơ táo bón. Bên cạnh đó, táo còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú, góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.