Your cart is currently empty!
Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến ở hầu hết trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, biếng ăn, và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Tình trạng này có thể khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển và lâu dài có thể tác động tiêu cực đến trí tuệ và sức khỏe thể chất. Vậy, các bậc cha mẹ nên làm gì khi con mình gặp phải tình trạng này? CÙng AVC Pharmacy tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu
Hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus. Đồng thời, các vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ chưa phát triển đủ mạnh hoặc bị mất cân bằng, dẫn đến việc không thể tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể, trẻ dễ bị các bệnh về tiêu hóa do vi khuẩn gây ra.
Sử dụng kháng sinh khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn phá hủy cả vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi đó, vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ và gây ra các triệu chứng khó chịu. Ví dụ như tiêu chảy, táo bón, phân sống…
Những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ngộ độc thực phẩm
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng khi tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có chứa hóa chất bảo vệ thực vật, đồ ăn bị ôi thiu, hoặc thực phẩm được chế biến bằng nước bị ô nhiễm, dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Môi trường sống không đảm bảo
Trẻ nhỏ sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi, nguồn nước bị nhiễm khuẩn, hoặc tiếp xúc nhiều với vật nuôi, đồ chơi và vật dụng bị nhiễm khuẩn cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn từ môi trường có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ và gây ra bệnh. Ngoài ra, một số trẻ không có thói quen vệ sinh tay. Điều này khiến bé có thể bị nhiễm giun sán và các vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng có thể là đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Dù trẻ được ăn uống đảm bảo vệ sinh nhưng nếu chế độ ăn không khoa học, vẫn có thể gây rối loạn tiêu hóa. Những sai lầm thường gặp như cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi), ăn quá nhiều đạm, chất béo, hoặc tiêu thụ nhiều rau củ giàu chất xơ, cũng như các thực phẩm khó tiêu như ngô, sắn, hay việc cho trẻ ăn quá no đều có thể gây ra các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, hoặc táo bón.
Biến chứng từ các bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân trên, rối loạn tiêu hóa ở trẻ còn có thể xuất phát từ các bệnh lý khác. Ví dụ như viêm phổi, viêm đường hô hấp, hoặc viêm phế quản. Khi trẻ bị bệnh và có đờm nhưng chưa biết cách khạc nhổ, chúng sẽ nuốt đờm vào. Đó là lí do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây ra rối loạn.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa cha mẹ cần chú ý
Biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Nôn trớ, ọc sữa
Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Biểu hiện là bé thường nôn trớ sau khi ăn.
Táo bón
Trẻ có thể bị táo bón khi chế độ ăn thiếu chất xơ hoặc trẻ không uống đủ nước.
Tiêu chảy
Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy khi hệ tiêu hóa bị rối loạn. Tiêu chảy kéo dài có thể khiến trẻ bị mất nước và chất điện giải, gây nguy hiểm.
Chán bú, biếng ăn
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường cảm thấy không muốn ăn, bú ít hơn với bình thường.
Chậm lớn
Nếu tình trạng rối loạn kéo dài, việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị ảnh hưởng. Điều này khiến trẻ phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Biểu hiện thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Hướng dẫn cách khắc phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi trẻ gặp rối loạn tiêu hóa, cần xử lý nhanh chóng và đúng cách để giúp trẻ mau hồi phục và tránh những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các bước chi tiết để xử lý hiệu quả:
Theo dõi triệu chứng của trẻ
Quan sát kỹ các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, chướng bụng… để đánh giá mức độ nghiêm trọng của rối loạn tiêu hóa.
Ghi lại tần suất, thời gian và mức độ của triệu chứng để có thông tin đầy đủ và cụ thể khi cần trao đổi với bác sĩ.
Cung cấp đủ nước và chất điện giải để tránh bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, cần bổ sung đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Dùng các dung dịch bù nước và điện giải như ORS theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để giúp trẻ phục hồi cân bằng điện giải.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, hoặc cơm mềm. Tránh các thực phẩm dầu mỡ, chiên xào, hay có gia vị cay nóng.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Kkhông nên ép trẻ ăn quá nhiều một lúc.
Bổ sung thực phẩm giàu probiotic để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ hệ tiêu hóa cho con?
Tránh tự ý sử dụng thuốc
Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, thuốc chống tiêu chảy, hoặc thuốc giảm đau mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm tình trạng nặng hơn hoặc gây tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu sau 1-2 ngày tình trạng của trẻ không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Giữ vệ sinh sạch sẽ để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa
Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh.
Đảm bảo vệ sinh đồ chơi, bình sữa, bát đũa và các vật dụng cá nhân của trẻ thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường.
Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ
Liên tục theo dõi nhiệt độ cơ thể, tình trạng đi ngoài, cũng như các biểu hiện khác của trẻ trong suốt quá trình điều trị.
Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc nếu các triệu chứng không giảm sau vài ngày, cần thông báo cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị phù hợp.
Kết luận
Việc xử lý đúng cách và chăm sóc cẩn thận sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục. Các bậc phụ huynh cần quan sát triệu chứng, đảm bảo cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng phù hợp. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết. Giữ vệ sinh và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa giúp trẻ tránh được những tác động tiêu cực của rối loạn tiêu hóa, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện. Theo dõi những bài viết mới nhất của website AVC Pharmacy để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích.