Your cart is currently empty!
Cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể?
Kẽm là khoáng chất thiết yếu giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ nhiều chức năng quan trọng. Bổ sung kẽm đúng cách là chìa khóa để đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số lưu ý khi bổ sung kẽm ba mẹ nên lưu ý để thực hiện theo.
Vai trò của kẽm?
Kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học, từ tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phát triển tế bào, đến duy trì sức khỏe làn da và tóc. Kẽm cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em, cũng như đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể ở người lớn.
Một số vai trò của kẽm đối với cơ thể
Những lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể?
Chế độ ăn đa dạng và giàu kẽm
Kẽm là khoáng chất không được dự trữ lâu dài trong cơ thể. Vì thế nên việc bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày là cần thiết. Thực phẩm giàu kẽm thường bao gồm hải sản hàu, tôm, cua, và thịt đỏ: thịt bò, thịt dê. Ngoài ra, lòng đỏ trứng cũng là một nguồn cung cấp kẽm đáng kể. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm từ thực phẩm cần kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như rau quả tươi, giá đỗ,… Các thực phẩm này giúp tăng khả năng hấp thu kẽm tại ruột non.
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé
Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm
Nhiều gia đình khó khăn khi bổ sung kẽm từ thực phẩm tự nhiên do chi phí các loại này. Thực phẩm tự nhiên giàu kẽm có chi phí khá cao. Trong trường hợp này, việc sử dụng thực phẩm bổ sung như bánh quy, ngũ cốc, hạt nêm có chứa kẽm là giải pháp tiện lợi và phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý đến hàm lượng kẽm và thời hạn sử dụng để đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ ngộ độc khi tiêu thụ quá mức.
Lưu ý khi bổ sung kẽm – Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả kẽm. Kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn kẽm trong các loại thực phẩm khác. Đặc biệt trong những tháng đầu đời của trẻ nên cho bé bú sữa mẹ. Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu không chỉ giúp phòng tránh thiếu kẽm mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển toàn diện.
Phòng tránh các bệnh làm giảm hấp thu kẽm
Các bệnh lý như nhiễm giun sán, tiêu chảy, viêm tụy gây cản trở khả năng hấp thu kẽm từ thức ăn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kẽm kéo dài. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng này do vệ sinh cá nhân và môi trường chưa đảm bảo. Giữ gìn vệ sinh tốt và tẩy giun định kỳ là biện pháp quan trọng giúp duy trì khả năng hấp thu kẽm hiệu quả.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và cả gia đình
Tiêm chủng đúng lịch
Các loại vắc xin như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B giúp ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa kẽm. Tiêm chủng đúng lịch không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tật mà còn tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu và sử dụng kẽm hiệu quả hơn.
Lưu ý khi bổ sung kẽm: Hợp lý theo độ tuổi và tình trang sức khỏe
Việc bổ sung kẽm phải tuân theo hướng dẫn cụ thể về liều lượng và thời gian. Đặc biệt, các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao như trẻ sinh non, trẻ kém ăn, phụ nữ mang thai cần được bác sĩ tư vấn và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Liều khuyến nghị:
Trẻ 7 tháng – 3 tuổi: 5mg/ngày.
Trẻ 4 – 13 tuổi: 10mg/ngày.
Người lớn: 15mg/ngày.
Phụ nữ mang thai: 15-25mg/ngày.
Bổ sung kẽm theo đúng độ tuổi và lượng kẽm cần thiết cho cơ thể
Kết Luận
Lưu ý khi bổ sung kẽm bao gồm việc cẩn trọng trong lựa chọn chế độ ăn, phòng ngừa bệnh và đảm bảo liều lượng phù hợp cho từng đối tượng. Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu kẽm và tuân thủ hướng dẫn giúp đảm bảo cơ thể đủ kẽm để phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt.