Khi nào bổ sung kẽm và trong thời gian bao lâu ở trẻ?

Kẽm là khoáng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Nhưng không phải lúc nào cơ thể trẻ cũng nhận đủ lượng kẽm cần thiết từ chế độ ăn hàng ngày. Vậy khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ và trong bao lâu là hợp lý? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thời điểm và thời gian bổ sung vi chất này để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.

Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?

Nếu bé được ba mẹ bổ sung vi chất hợp lý sẽ giúp cơ thể bé tăng cường miễn dịch

Thông thường, trẻ em sẽ nhận kẽm qua các nguồn thực phẩm tự nhiên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm chính và tốt nhất. Trẻ lớn hơn có thể nhận kẽm từ các loại thực phẩm thông thường hằng ngày. Chẳng hạn như thịt, hải sản, và các loại rau quả. Tuy nhiên, một số trẻ có nguy cơ thiếu kẽm do tình trạng sức khỏe, hoặc do chế độ ăn uống thiếu hụt.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu kẽm là điều rất quan trọng để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là các biểu hiện điển hình của trẻ khi thiếu kẽm:

Chán ăn

Trẻ thường biếng ăn, ăn rất ít hoặc từ chối ăn.

Rối loạn giấc ngủ

Khó ngủ, ngủ không sâu hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm.

Chậm phát triển thể chất

Trẻ có cân nặng và chiều cao không đạt chuẩn so với độ tuổi.

Dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn

Trẻ dễ bị các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tổn thương da và niêm mạc

Các vết thương khó lành, tình trạng rụng tóc, viêm loét, viêm lưỡi.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra mức độ thiếu kẽm thông qua xét nghiệm kẽm huyết thanh. Điều này giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và có kế hoạch bổ sung kẽm kịp thời.

Tại sao cần nhận biết sớm tình trạng thiếu kẽm ở trẻ?

Việc bổ sung kẽm đúng thời điểm là rất quan trọng. Kẽm không chỉ tham gia vào quá trình tổng hợp protein mà còn giúp kích thích sự phát triển tế bào. Qua đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm khuẩn. Nếu không được bổ sung kịp thời, thiếu kẽm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất

Thiếu kẽm làm chậm quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.

Giảm khả năng miễn dịch

Trẻ dễ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy kéo dài. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức đề kháng của trẻ.

Tổn thương da, tóc

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương. Thiếu kẽm làm cho các vết thương khó lành, da dễ bị tổn thương và tóc, lông dễ rụng.

Do đó, xét nghiệm kẽm huyết thanh là bước quan trọng để đánh giá chính xác mức độ thiếu kẽm. Từ đó có phương án bổ sung kẽm phù hợp. Bố mẹ không nên tự ý bổ sung kẽm cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung không đúng liều lượng có thể gây ra những tác hại không mong muốn.

Nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ bao nhiêu là đủ?

bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm theo đúng độ tuổi và lượng kẽm cần thiết cho cơ thể 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhu cầu kẽm của trẻ thay đổi theo độ tuổi:

  • Trẻ dưới 6 tháng: 2 mg/ngày.
  • Trẻ từ 7-12 tháng: 3 mg/ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg/ngày.

Sữa mẹ là nguồn kẽm tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, trong khi với trẻ lớn hơn, các thực phẩm như thịt bò, hàu, lươn và tôm là những nguồn giàu kẽm. Để tối ưu hóa khả năng hấp thụ kẽm, có thể kết hợp bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, quýt, giúp cải thiện khả năng hấp thu vi chất này.

Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ bao lâu?

bổ sung kẽm

Ba mẹ nên bổ sung kẽm cho bé từ 2- 3 tháng và đúng theo lượng cần thiết 

Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ cần được điều chỉnh linh hoạt tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ và mức độ thiếu hụt kẽm được xác định qua xét nghiệm y tế. Thông thường, thời gian bổ sung vi chất kẽm kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể trẻ hấp thụ kẽm một cách hiệu quả. Kẽm sẽ hỗ trợ sự phát triển và củng cố hệ miễn dịch của trẻ.

Trong một số trường hợp bệnh lý cụ thể, như trẻ bị tiêu chảy kéo dài, việc bổ sung vi chất kẽm trở nên cực kỳ quan trọng. Theo khuyến cáo y tế, trẻ dưới 6 tháng tuổi khi bị tiêu chảy kéo dài cần được bổ sung 10 mg kẽm mỗi ngày. Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi cần 20 mg kẽm mỗi ngày. Thời gian bổ sung trong trường hợp này thường kéo dài khoảng 14 ngày, giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình phục hồi của trẻ.

Kết luận

Cả thời điểm và thời gian bổ sung kẽm đều phải được xác định thông qua việc đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ. Bố mẹ không nên tự ý bổ sung kẽm cho trẻ mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc bổ sung được thực hiện đúng cách, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Tin Liên Quan

d3k2

Vitamin D3 & K2 là gì? Có tác dụng gì? Xem thêm

Xem thêm